Máy lạnh là một thiết bị rất quan trọng trong nhiều gia đình ở Việt Nam, đặc biệt là trong những tháng hè nóng nực. Tuy nhiên, đôi khi máy lạnh dường như không hoạt động tốt như mong muốn. Nếu máy điều hòa không khí, máy lạnh không lạnh, có một số nguyên nhân tiềm ẩn khiến điều này có thể xảy ra.
Tuy nhiên trước tiên chúng ta sẽ liệt kê các hiện tượng mà nhiều người mô tả bằng những cách khác nhau như:
- Máy lạnh không lạnh chỉ quạt
- Máy lạnh không lạnh trong khi vẫn có khi thổi ra từ thân máy
- Điều hòa để 16 độ không mát
- Nguyên nhân máy lạnh không lạnh sâu
- Máy lạnh không lạnh phải làm sao
- Điều hòa không lạnh
- Trời mưa máy lạnh không lạnh
Xem qua danh sách trên chúng ta có thể tạm chia ra 2 khả năng có thể gây tình trạng máy lạnh không lạnh.
Một khả năng là máy lạnh có kích thước, công suất không phù hợp với căn phòng hoặc không gian mà nó đang cố gắng làm mát. Nếu một máy lạnh có công suất quá nhỏ, nó sẽ không thể làm mát không gian một cách đầy đủ và sẽ phải vật lộn để giảm nhiệt độ. Bạn có thể xem thêm cách tính công suất máy lạnh phù hợp với không gian ở bảng dưới.
Một nguyên nhân tiềm ẩn khác khiến máy lạnh không lạnh có thể là do bạn không được bảo dưỡng hoặc vệ sinh. Theo thời gian, bụi bẩn có thể tích tụ trên các cuộn dây và các bộ phận khác của máy điều hòa không khí, có thể cản trở khả năng hoạt động bình thường của nó. Trầm trọng hơn, có thể máy lạnh của bạn đang bị hỏng!

Vậy máy lạnh không lạnh phải làm sao?
Trước tiên, chúng ta phải luôn phải kiểm tra lại và loại trừ khả năng máy lạnh không đủ công suất để làm lạnh cho không gian mong muốn. Trong trường hợp này để máy lạnh hoạt động đúng mong đợi thì không có cách nào khác ngoài việc đổi máy lạnh có công suất phù hợp hoặc bổ sung thêm máy lạnh vào để đạt được mức làm mát yêu cầu. Khi đã đảm bảo đủ công suất mà máy lạnh không lạnh thì chúng ta mới đi sâu vào kiểm tra các hư hỏng của máy lạnh. Các bước có thể làm là như sau:
Kiểm tra nguồn điện
Việc đầu tiên bạn có thể làm dễ dàng nếu có dụng cụ phù hợp đó là kiểm tra nguồn điện cấp cho máy lạnh, đảm bảo điện áp phù hợp và ổn định.
Máy lạnh thông thường ở Việt Nam có mức điện áp sử dụng là 220- 240V hoặc 200- 208V tương ứng điều kiện của khu vực có điện áp như thế nào. Để máy lạnh chạy ổn định và làm mát theo đúng thiết kế thì mức điện áp cung cấp phải ổn định, nếu điện áp quá yếu hoặc trồi sụt thất thương thì có thể gây tình trạng máy lạnh không lạnh hoặc có làm lạnh nhưng máy lạnh không lạnh sâu.
Hậu quả nghiêm trọng hơn nữa đối với các dòng máy lạnh khi điện áp không đủ, nói nôm na là “điện yếu” sẽ làm máy khởi động lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến block làm lạnh của máy. Ngoài ra khi điện áp không đủ thì block có thể không hoạt động mà chỉ có quạt của máy lạnh chạy, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng máy lạnh không lạnh trong khi vẫn có khí thổi ra từ thân máy.
Hiện nay, các máy lạnh đời mới thậm chí sẽ báo lỗi và không khởi động block khi điện áp không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, do đó máy lạnh sẽ không thể làm mát như chức năng của nó. Giải pháp cho tình trạng này là bạn cần sử dụng một ổn áp riêng cho máy lạnh hoặc cho cả nhà bạn để có thể ổn định điện áp và đáp ứng được tiêu chuẩn để máy lạnh hoạt động.
Kiểm tra lại việc cài đặt chế độ trên điều khiển máy lạnh
Đây là một nguyên nhân tưởng chừng khó xảy ra nhưng thực tế là một yếu tố thường xuyên gặp phải. Có nhiều khách hàng gọi thợ Thợ Sửa Chữa Điện Lạnh đến sửa chữa máy lạnh không lạnh, khi thợ đến nơi thì mới phát hiện là chỉ vì chuyển nhầm chế độ/ mode của điều khiển mà khách hàng lại nhầm là máy bị hư. Do đó tốt nhất bạn nên kiểm tra lại điều khiển trước khi gọi thợ đến sửa máy lạnh.
Ngoài ra cũng nên xem lại nhiệt độ thiết lập đã đúng như nhu cầu làm lạnh chưa. Ví dụ bạn muốn nhiệt độ làm lạnh ở mức 25 – 25 độ C nhưng remote đang để ở mức 28 độ thì máy cũng không làm lạnh được nhu mong muốn.

Kiểm tra tình trạng vệ sinh máy lạnh định kỳ
Một trong những điều đầu tiên bạn có thể kiểm tra là bộ lọc gió ở dàn lạnh có cần được làm sạch hoặc thay thế hay không. Bộ lọc bẩn có thể hạn chế luồng không khí và khiến thiết bị hoạt động khó hơn mức cần thiết. Làm sạch hoặc thay thế bộ lọc là một cách khắc phục đơn giản có thể giải quyết được sự cố của bạn.


Bước tiếp theo nếu bạn đã tự vệ sinh lưới lọc mà máy vẫn không có hơi lạnh, thì cần phải vệ sinh sâu cả dàn lạnh và dàn nóng. Đây là công việc bạn không thể tự làm nếu không có chuyên môn vì nếu không cẩn thận bạn có thể làm ướt IC/ board máy lạnh dẫn đến làm chập cháy máy rất nguy hiểm.
Kiểm tra lại đường ống đồng
Máy lạnh không lạnh cũng có thể đường ống đồng bị nghẹt gas, nghe có vẻ rất khó hiểu nhưng sự thật đây cũng là một trường hợp hay gặp khi việc lắp đặt máy lạnh không được tiến hành đúng kỹ thuật dẫn đến tạp chất, không khí vẫn còn sót lại trong đường ống đồng hay thậm chí việc sử dụng gas không chất lượng hoặc sai loại gas cũng dẫn đến việc nghẹt đường ống đồng sau một thời gian sử dụng.

Việc khắc phục đường ống đồng bị nghẹt có thể bao gồm kiểm tra xử lý ống đồng, ống mao, cân lại cáp, xả gas và hút chân không sau đó bơm lại gas…Các công việc này đều cần chuyên môn cao và công cụ đặc thù như hàn gió đá, máy hút chân không…Hãy tìm cho bạn một đơn vị sửa máy lạnh tại nhà chuyên nghiệp để khắc phục sự cố triệt để.

Kiểm tra khả năng rò rỉ gas
Khi block và quạt dàn nóng, dàn lạnh vẫn hoạt động mà máy lạnh không lạnh thì cũng có thể nghĩ đến hiện tượng rò rỉ gas. Như đã biết, trong máy lạnh luôn có một lượng gas được nạp sẵn theo tiêu chuẩn sản xuất. Vậy gas máy lạnh bao nhiêu là đủ, thông thường mức phù hợp là từ 60 – 70 PSI với gas R22, 130 – 140 PSI đối với gas R410A hay gas R32. Bạn cũng không nên bơm gas quá các mức tối đa này vì có thể gây hỏng máy lạnh.

Với công tác kiểm tra này, thợ sửa máy lạnh sẽ phải dùng đồng hồ để đo áp suất gas, nếu áp suất dưới tiêu chuẩn có nghĩa là đã có hiện tượng rò rỉ gas. Lúc này thợ sửa chữa máy lạnh phải làm trước tiên là tìm kiếm nguyên nhân gây rò rỉ để khắc phục trước khi tiến hành bơm gas bổ sung.
Nguyên nhân gây rò rỉ có thể là do ống đồng kém chất lương gây lỗ mọt, các con tán kết nối ống đồng bị hở hay thậm chí là do dàn đồng tạn nhiệt. làm lạnh bị lủng. Đây là loại sự cố mất nhiều công sức và thời gian để khắc phục nhất, ngay cả với thợ sửa máy lạnh lành nghề.
Các nguyên nhân khác có thể có dẫn đến máy lạnh không mát
Ngoài ra, các thành phần của máy lạnh không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả ảnh hưởng đến việc máy lạnh không lạnh sâu như quạt dàn lạnh, block máy nén lỗi, board điều khiển lỗi hay cục nóng bị che chắn dẫn đến không tản nhiệt tốt cũng gây ra tình trạng máy lạnh không hoạt động ổn định và không làm lạnh sâu.
Cách tính công suất để tránh tình trạng máy lạnh không lạnh

Có 2 cách tính công suất máy lạnh phổ biến để tránh tình trạng máy lạnh không lạnh là tính theo diện tích và tính theo thể tích. Trong 2 cách tính này thì cách tính theo thể tích hợp lý và có mức độ chính xác cao hơn cách tính bằng diện tích vì khi tính bằng diện tích ta đã bỏ qua yếu tố chiều cao của trần nhà.
Tính công suất máy lạnh theo diện tích phòng
CÔNG SUẤT PHÙ HỢP = DIỆN TÍCH PHÒNG X 600 BTU
Ví dụ phòng ngủ của bạn có diện tích 20 m2 bạn sẽ tính được: 20 m2 x 600 BTU = 12.000 BTU, như vậy bạn cần phải trang bị máy lạnh công suất 1.5 HP.
Công suất máy lạnh | Diện tích phòng |
1 HP ~ 9000 BTU | Dưới 15 m2 |
1.5 HP ~ 12.000 BTU | Từ 15 đến 20 m2 |
2 HP ~ 18.000 BTU | Từ 20 đến 30 m2 |
2.5 HP ~ 24.0000 BTU | Từ 30 đến 40 m2 |
Tính công suất máy lạnh theo thể tích phòng
CÔNG SUẤT PHÙ HỢP = THỂ TÍCH PHÒNG X 200 BTU
Ví dụ phòng có thể tích (5m x 4m x 3m) 60 m3 thì công thức sẽ là: 60 m3 x 200 BTU = 12.000 BTU, bạn nên chọn máy lạnh công suất 1.5 HP để làm mát phù hợp nhất.
Công suất máy lạnh | Thể tích phòng |
1 HP ~ 9000 BTU | Dưới 45 m3 |
1.5 HP ~ 12.000 BTU | Dưới 60 m3 |
2 HP ~ 18.000 BTU | Dưới 80 m3 |
2.5 HP ~ 24.0000 BTU | Dưới 120 m3 |
Các câu hỏi thường gặp khi máy lạnh không lạnh
Làm sao để điều hòa lạnh sâu, có hơi mát?
Như đã hướng dẫn bên trên, để máy lạnh lạnh sâu thì nên chọn máy lạnh đúng công suất, sử dụng điện áp ổn định, vệ sinh máy lạnh định kỳ, khắc phục các hư hỏng nếu có.
Vì sao tôi đã điều chỉnh nhiệt độ ở mức thấp nhất, nhưng điều hòa vẫn kém lạnh?
Vẫn là câu trả lời cũ mà bạn có thể không muốn nghe. Hãy kiểm tra theo 5 bước như hướng dẫn bên trên. Hoặc gọi ngay thợ sửa máy lạnh của chúng tôi, trong vòng 30 phút thợ sẽ có mặt và giải quyết dứt điểm vấn đề máy lạnh không lạnh cho bạn!
Ngoài ra cũng lưu ý là hiện tượng máy lạnh không mát khi trời nóng có thể còn do tường nhà hấp thụ nhiệt trong thời gian dài trực tiếp dưới ánh mặt trời sẽ khiến cho thời gian cho máy lạnh làm lạnh căn phòng lâu hơn bình thường. Chờ đợi là phương án hợp lý nhất trong tình huống này!
Sửa máy lạnh không lạnh bao nhiêu tiền?
Như đã nói trên, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng máy lạnh không mát lạnh. Do đó chi phí sửa chữa có thể dao động rất rộng, từ rẻ nhất chỉ mất 200K để vệ sinh máy lạnh, đến nhiều nhất lên đến 2 triệu hơn vì phải xử lý xì tán, bơm gas lại hoàn toàn… Tốt nhất là thợ phải đến kiểm tra trực tiếp và tư vấn, giải thích rỏ ràng cho người dùng hiểu rõ sự cố mới tiến hành sửa chữa.